Bệnh nhân có tổn thương da như mô tả ở trên và kèm theo một trong các biểu hiện sau:
– Mệt mỏi, chán ăn nhiều.
– Men gan (SGOT, SPOT) tăng trên 5 lần.
– Da, củng mạc mắt vàng, tăng billirubin trong máu.
– Biểu hiện xuất huyết.
– Tỉ lệ Prothrombin máu giảm dưới 70%.
– Giảm tiểu cầu trong máu ngoại vi.
– Hạ đường huyết
– Tình trạng nhiễm trùng: Sốt, bạch cầu tăng hoặc giảm.
Cần chú ý phát hiện những biến chứng và các bệnh kèm theo: nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, sốt mò, sốt rét, viêm phổi, leptospira, viêm màng não, hôn mê, co giật.
3.3. Các đối tượng dễ có nguy cơ tiến triển nặng gồm:
+ Trẻ em.
+ Người già.
+ Phụ nữ có thai.
+ Mắc các bệnh mạn tính.
+ Suy dinh dưỡng, thiếu vi chất + Thiếu máu.
II. ĐIỀU TRỊ
1. Mức độ nhẹ: Điều trị tại bệnh viện huyện hoặc các đơn vị chuyên khoa da liễu
1.1. Điều trị tại chỗ tổn thương da:
– Thuốc chống viêm: Sử dụng các loại mỡ hoặc kem có corticoid bôi tổn thương buổi sáng
– Thuốc bạt sừng bong vảy: Mỡ salicylic 2%-10%, bôi buổi tối
-Kem làm mềm da, dịu da: Vaselin, kem kẽm, bôi vào buổi trưa, buổi chiều.
– Nếu có bội nhiễm bôi các mỡ hoặc kem kháng sinh
1.2. Điều trị toàn thân
– Nghỉ ngơi
– Chế độ dinh dưỡng tốt ( phối hợp đường ăn và đường truyền tĩnh mạch) – Các khoáng chất và các vitamin B1, B6, B12 liều cao hoặc multivitamin