Bệnh viện Kiến An - Khám chữa bệnh tất cả các ngày trong tuần - Chúng tôi luôn luôn nỗ lực để mang đến cho người bệnh "Sự phục vụ hoàn hảo" nhất.
 
ĐIỀU TRỊ ĐÍCH TRONG UNG THƯ PHỔI

     Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất ở thế giới cũng như ở Việt Nam, chiếm khoảng 12,4% các loại ung thư. Là bệnh thường gặp và có tỉ lệ tử vong cao đứng thứ hai (sau ung thư gan) ở nước ta.

     Trong những năm gần đây, các liệu pháp ngắm trúng đích đã mang lại làn gió mới trong việc trị liệu ung thư phổi không tế bào nhỏ với việc cải thiện ngoạn mục sống còn và tăng chất lượng sống cho người bệnh.

     Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của tế bào ung thư là sự xuất hiện đột biến của các gen chịu trách nhiệm tăng trưởng tế bào (gọi là oncogenes). Liệu pháp điều trị nhắm trúng đích là phương pháp tác động vào các phân tử đặc hiệu cần thiết cho quá trình sinh ung thư và phát triển khối u (Các oncogenes và những protein tạo ra bởi các oncogenes này); tác động vào các thụ thể nằm trên màng tế bào hoặc trong tế bào.

     Liệu pháp trúng đích trong điều trị ung thư có 2 nhóm:

     Kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies): là liệu pháp điều trị trúng đích tác động trên thụ thể phần ngoài màng tế bào.

     Thuốc trọng lượng phân tử nhỏ (small molecule medicines): Tác động vào thụ thể từ bên trong tế bào. Các thuốc này dành cho nhóm bệnh nhân có đột biến gen với các dấu ấn sinh học đặc trưng.

     Hiện tại khoa Ung bướu – Bệnh viện Kiến An đã và đang sử dung thuốc điều trị đích trong ung thư vú, phổi, gan U lympho không Hogdkin tái phát từ 02 năm qua.

     Với ung thư vú sau khi phẫu thuật hóa chất bổ trợ, sau đó tiến hành xét nghiệm bộ 3 thụ thể nội tiết, tùy thuộc kết quả xét nghiệm để đưa ra phương pháp điều trị tiếp bằng Tamoxifen, Anastrol, Herceptin.

     Với ung thư gan sau khi tiến hành đốt khối ung thư bằng vi sóng hay sóng cao tần thì tiếp tục điều trị bằng Nexavar tùy trường hợp.

     Với U lymphpho không Hodgkin tái phát sau khi điều trị bằng phác đồ CHOP có xét nghiệm CD20+ có thể điều trị phác đồ R- CHOP.

     Với ung thư phổi sau khi xét nghiệm có đột biến gen EGFR phụ thuộc bệnh nhân mà có thể tư vấn điều trị bằng Elortinib hay Osimertinib.

     Điều trị đích trong ung thư phổi làm tăng thời gian sống không bệnh, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân, độc tính thấp hơn so với hóa chất thông thường. Trong ung thư phổi có nhiều đột biến gen: EGFR, ALK, Krass, BRAF...Hiện tại khoa Ung bướu sử dụng xét nghiệm đột biến EGFR.

     Nhóm thuốc cho bệnh nhân có đột biến gen EGFR. Hiện nay, EGFR-TKI có 3 thế hệ đang được sử dụng:

     - Nhóm thuốc thế hệ 1 bao gồm Erlotinib và Gefitinib. Cả hai thuốc có hiệu quả điều trị tương đương nhau, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng tỉ lệ đáp ứng, kéo dài thời gian bệnh không tiến triển thêm 5-6 tháng so với hóa trị. Việc sử dùng Erlotinib hoặc Gefitinib cho nhóm bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV, đã được điều trị hóa chất trước đó, có đột biến EGFR dương tính, cũng giúp đạt được thời gian sống thêm không bệnh từ 8.3 tháng đến 10 tháng, với độc tính độ III, IV thấp.

     - Nhóm thuốc thế hệ 2 bao gồm Afatinib và Dacomitinib. Afatinib, giúp kéo dài thời gian sống thêm không bệnh lên 11.1 tháng.

     - Nhóm thuốc thế hệ 3 bao gồm Osimertinib. Tương tự nhóm thuốc thế hệ 2, Osimertinib cũng có khả năng ức chế hoạt động của đột biến gen EGFR một cách bền vững, không hồi phục. Đặc biệt, nó còn có thể ức chế đột biến gen T790M. Đây là một loại đột biến gen làm tăng khả năng thất bại điều trị mà thuốc thế hệ 1 và 2 không có tác dụng. Nó xuất hiện ở khoảng 60% trường hợp người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ điều trị thuốc nhắm trúng đích EGFR thế hệ 1 hoặc 2 sau khoảng thời gian 9.7-13 tháng. Việc sử dung Osimertinib bước 1 giúp đạt được thời gian sống thêm không bệnh là 19 tháng (nghiên cứu FLAURA).

View 58; Last Edit 04/01/2023 13:37
LIÊN KẾT

BỆNH VIỆN KIẾN AN

  • 35 Trần Tất Văn, Phù Liễn, Kiến An, Hải Phòng
  • 0395.612.612
  • bvka.vanthu@gmail.com

BẢN ĐỒ

FACEBOOK

 
logged_in_greeting="Gửi tin nhắn cho chúng tôi"