Bệnh viện Kiến An - Khám chữa bệnh tất cả các ngày trong tuần - Chúng tôi luôn luôn nỗ lực để mang đến cho người bệnh "Sự phục vụ hoàn hảo" nhất.
 
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TAY CHÂN MIỆNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Tay chân miệng thường xuất hiện trong giai đoạn giao mùa, là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
1. Nguyên nhân
Do virut đường ruột gây ra do hai nhóm tác nhân Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71
Nhiều khi bệnh tiến triển thành dịch Tay chân miệng và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời.
2. Triệu chứng thường gặp bệnh Tay chân miệng ( TCM):
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
2.1.Dấu hiệu bệnh giai đoạn sớm
Sốt: Đây là triệu chứng thấy rõ nhất ở bệnh tay chân miệng, thông thường trẻ sốt nhẹ ở 37,5-38oC hoặc có thể sốt cao 38-39oC.
Loét miệng: do các bóng nước đường kính 2-3 mm trên niêm mạc miệng vỡ ra tạo thành những vết loét, khiến trẻ có cảm giác đau khi ăn và tăng tiết nước bọt.
Bóng nước xuất hiện rải rác trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng, đầu gối, mông, ấn vào không có cảm giác đau.
Trong một số trường hợp bóng nước xuất hiện rất ít xen kẽ với những hồng ban; đôi khi trẻ có thể không có bóng nước mà chỉ hồng ban đơn thuần, hay chỉ loét miệng đơn thuần.
2.2.Triệu chứng báo hiệu bệnh nặng
Sốt cao 38,5 , sốt liên tục không giảm, nôn ói nhiều, tay chân run, dáng đi loạng choạng, thở nhanh, khi ngủ hay bị giật mình,ba triệu chứng rất sớm báo hiệu nguy cơ bệnh diễn biến nặng. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý theo dõi,đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
3. Chẩn đoán Tay chân miệng
Dựa các triệu chứng lâm sàng và kết hợp chẩn đoán cận lâm sàng .
Để xác định chẩn đoán chính xác bệnh cần làm xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập virut chẩn đoán xác định nguyên nhân
4. Điều trị bệnh tay chân miệng
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Hạ nhiệt: Khi trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, cần cho trẻ sử dụng ngay thuốc hạ nhiệt (paracetamol) theo liều lượng cân nặng và đảm bảo khoảng cách 4h-6h dùng thuốc trở lại nếu có dấu hiệu sốt liên tục không hạ.
Kết hợp chườm ấm, lau các hõm nách, đùi, bẹn.
Bù đủ nước và điện giải: Cho trẻ uống dung dịch điện giải (oresol, hydrite);
Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm....
Điều trị loét miệng, loét họng: Lau sạch miệng trước và sau ăn bằng dung dịch glycerin borat. Các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau. Tắm rửa thường xuyên cho trẻ hàng ngày, lau khô, giữ ấm, tránh gió.
Bên cạnh đó, cha mẹ nhận biết những dấu hiệu nguy cơ cao ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng như sốt cao, li bì, nôn ói... để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
Phòng các biến chứng nhiễm độc thần kinh , co giật viêm não màng não.
Vì vậy khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng cần đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị và tư vấn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng.

 

View 595; Last Edit 03/06/2022 00:00
LIÊN KẾT

BỆNH VIỆN KIẾN AN

  • 35 Trần Tất Văn, Phù Liễn, Kiến An, Hải Phòng
  • 0395.612.612
  • bvka.vanthu@gmail.com

BẢN ĐỒ

FACEBOOK

 
logged_in_greeting="Gửi tin nhắn cho chúng tôi"